Show Mobile Navigation

Cây cảnh Ánh Dương

Chia sẻ Facebook và G+1 là văn hoá tốt

28 thg 5, 2015

, ,

Chăm sóc và duy trì cây cảnh văn phòng, cây nội thất

Unknown - 08:56

cách chăm sóc cây trong nhà,
Cây Đại phú gia
Hiện nay, cây xanh giữ một vai trò rất quan trọng đối với không gian sống của mỗi chúng ta. Chúng ta không chỉ trồng cây xanh quanh vườn mà còn đưa chúng vào nhà với rất nhiều tác dụng tốt cho không khí và thẩm mỹ. 
Rất nhiều toà nhà văn phòng không thể thiếu cây nội thất, các văn phòng làm việc nhân viên cũng rất vui khi có một chậu cây xanh ở góc phòng và họ chăm chút nâng niu để cây luôn xanh tốt, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cây nội thất để có cách chăm sóc tốt nhất và duy trì cây được lâu dài trong phòng mình. 
Dưới đây cây cảnh Ánh Dương xin chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế đối với chăm sóc, duy trì cây nội thất, cây văn phòng: 
1. Về nhiệt độ với cây nội thất
Mỗi văn phòng làm việc, nhà ở có diện tích lớn nhỏ khác nhau, các hướng cửa sổ và chất liệu cửa sẽ tạo nên một ngưỡng nhiệt độ khác nhau, việc sử dụng điều hoà thường xuyên ở các văn phòng công sở với một diện tích quá nhỏ đều là những yếu tố chúng ta cần chú ý để lựa chọn loại cây và vị trí đặt phù hợp trước khi nghĩ đến chăm sóc. Nếu bạn chọn cây nội thất có sức sinh trưởng yếu thì những điều kiện quá bất lợi về nhiệt độ sẽ làm tuổi thọ của cây giảm đáng kể, dù bạn chăm sóc tốt đến đâu cây cũng khó duy trì được lâu bền. 
2. Về ánh sáng với cây nội thất
Vẫn là những đặc điểm của ngôi nhà, căn phòng: hướng cửa sổ, chất liệu cửa, và thêm tần suất chiếu sáng đèn điện sẽ quyết định sinh trưởng của cây nội thất.
Hướng cửa sổ là tây và đông sẽ có nhiều ánh sáng chiếu vào phòng hơn hướng nam, cửa kính ánh sáng xuyên qua vào phòng cũng nhiều hơn cửa gỗ, nhưng cũng liên quan đến việc làm tăng nhiệt độ, do vậy mùa nắng nóng không nên đặt cây gần sát cửa kính, tuy nhiên nếu có thể nên ưu tiên đặt cây ở vị trí hướng nắng cửa sổ chiếu tới, vào mùa ít nắng có thể thắp đèn điện thêm và cây có thể hấp thu ánh sáng nhân tạo, sau đó tăng cường di chuyển cây ra ngoài nơi không có ánh nắng trực tiếp vì cây đang trong nhà sẽ dễ bị sốc và héo, cháy lá…Ngoài ra, việc lựa chọn cây phù hợp với từng điều kiện ánh sáng cũng rất quan trọng.
3. Về độ ẩm với cây nội thất
Cần chú ý đến độ ẩm không khí trong phòng và độ ẩm chậu cây. Mùa đông không khí hanh khô nên bổ sung các loại xơ dừa, mùn cưa, rêu trên bề mặt chậu để giữ ẩm cho chậu cây. Các chậu cây nhỏ ít đất sẽ giữ ẩm kém nên tưới thường xuyên hơn các chậu cây to. 
4. Về phân bón với cây nội thất 
Cây nội thất sinh trưởng chậm và thường chúng ta không để ý hoặc không bao giờ bón phân cho cây. Tuy nhiên, cây nội thất vẫn cần được bón phân đầy đủ thông qua việc hoà tan vào nước tưới định kỳ hoặc xới xáo đất kết hợp bón phân chậm tan. 
5. Về nước tưới với cây nội thất 
Tưới cho cây nội thất lượng nước vừa đủ và 2-3 lần/tuần tuỳ loại cây. Nên tưới trực tiếp vào đất tránh phun lên lá vì cây trong nhà dễ bị nấm, bệnh hơn. Một số loại cây leo cột như vạn niên thanh, sa phia,…có thể tưới thêm lên cột vì rễ cây bám ở đó sẽ hút nước đầy đủ hơn.
6. Về cắt tỉa, lau lá cây nội thất 
Thường xuyên cắt tỉa các lá già, lá vàng, bị rách hay bị sâu bệnh hại để duy trì vẻ đẹp của chậu cây và kích thích cây sinh trưởng tốt.
Một số cây cành tán: trúc nhật, cau hawai, cau vàng,… có thể cắt tỉa cành nhánh tạo dáng đẹp hơn cho cây, tránh nhánh nhỏ lên nhiều rậm rạp quá gây sâu bệnh.
Lau lá thường xuyên để lá sạch bụi, vừa giữ vẻ đẹp vừa giúp lá quang hợp, hô hấp tốt hơn. 
7. Về triệu chứng sâu bệnh trên cây nội thất 
Lá vàng không phải là lá già: thường là vàng mép lá cho đến toàn bộ lá, do cây thiếu ánh sáng hoặc dinh dưỡng, nên đưa cây ra ngoài ánh sáng và bổ sung thêm phân bón, cắt tỉa những lá vàng để giữ thẩm mỹ cho cây.
Cành yếu cong, lá xanh nhạt hoặc hơi trắng: do cây thiếu ánh sáng trong thời gian dài, nên luân chuyển chậu cây ra ngoài nơi có nhiều ánh sáng, nhưng không có nắng trực tiếp, dùng dây buộc những cành lá cong để không bị gãy.
Khô cháy mép lá, toàn bộ lá: có thể do cây thiếu nước hoặc sâu rệp chích hút. Bổ sung nước và tìm xung quanh lá thân cây có các dạng sâu, rệp bám mặt dưới, hốc lá không và xử lý chúng.
Rụng lá nhiều: do cây thiếu nước hoặc chất dinh dưỡng, cần chú ý đến độ ẩm của đất và bổ sung thêm phân bón cho cây.
Thối nhũn ở gốc, rễ: bệnh thối nhũn làm cây chết dần, cần loại bỏ các nhánh, khóm cây bị thối ngay và thay đất, chậu cho cây, sau đó bổ sung thêm thuốc trị bệnh thối nhũn. Thường bệnh rất khó chữa nên bạn cần chú ý khi chọn cây ban đầu. 
Rệp sáp trắng trên lá: thủ công có thể xử lý bằng cách dùng khăn lau sạch và giết chết rệp, phun thuốc trị rệp, tuy nhiên khi phun phải đưa ra ngoài ánh sáng, có nắng.

Xem thêm: Chăm sóc cây thủy sinh để bàn

Hãy gọi tới Cây cảnh Ánh Dương để có thêm tư vấn tốt nhất cho bạn về chăm sóc cây cảnh văn phòng. Chúng tôi có dịch vụ chăm sóc, duy trì cây văn phòng định kỳ, quý khách có thể sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi để yên tâm hơn về cây nội thất, cây văn phòng của mình.

1 nhận xét: